Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
329905

Bài tuyên truyền về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn xã Nga Thái

Ngày 29/04/2022 15:55:03

ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ NGA THÁI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về công tác bảo vệ quyền lợi tiêu dùng trên địa bàn xã Nga Thái

Kính thưa: Cán bộ và nhân dân toàn xã!

Hiện nay, kinh tế thị trường ngày càng phát triển, hàng hóa được lưu thông và trao đổi mạnh mẽ, bên cạnh các loại hàng hóa có thương hiệu, đạt chất lượng thì vẫn còn tiểm ẩn những hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm…những loại hàng này thường có giá rẻ và do một số tiểu thương hám lợi nên đã trà trộn để bán lẫn với những mặt hàng tốt nhằm đánh lừa người tiêu dùng. Nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội. Hệ lụy tiêu cực mà nó mang lại cho xã hội là không nhỏ như ảnh hưởng đến sức khỏe, tài chính của người tiêu dùng, làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng đến tính minh bạch của thị trường hàng hóa, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất, kinh doanh chân chính.

Nhằm xây dựng và duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo
quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng và nhà sản xuất, kinh doanh. Nâng cao ý thức trong nhân dân để người kinh doanh và người tiêu dùng nhận thức đầy đủ các tác hại và hậu quả của việc sử dụng hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng kém chất lượng. Đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh phải nhập hàng có đầy đủ hoá đơn chứng từ, nguồn gốc rõ ràng, hàng hoá đầy đủ tem nhãn, đảm bảo chất lượng, còn hạn sử dụng .v.v. Kiên quyết không kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ; tích cực thông tin, phối hợp với cơ quan chức năng phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm trong kinh doanh. Đối với người tiêu dùng cần nâng cao tinh thần cảnh giác khi mua hàng, tạo thói quen mua hàng có tem, nhãn đầy đủ, xem hạn sử dụng, mua hàng lấy hoá đơn và phải nhận thức rõ nhiệm vụ của mình trong việc chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc.

Sau đây, UBND xã Nga Thái xin trích đọc một số Điều cơ bản của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Năm 2010 như sau:

.Điều 8. Quyền của người tiêu dùng

1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp
pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.

2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất
xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch
và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử
dụng.
3. Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc
không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với
tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

4. Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá
cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và
nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

5. Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng.

6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả
hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công
bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.

7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để
bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của
pháp luật có liên quan.

8. Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.
Điều 9. Nghĩa vụ của người tiêu dùng

1. Kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần
phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe
của mình và của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng
hàng hóa, dịch vụ.

2. Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát
hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người
tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm
đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

Điều 10. Các hành vi bị cấm

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm
lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp
thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về một trong các nội dung sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
cung cấp;

b) Uy tín, khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của
tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;

c) Nội dung, đặc điểm giao dịch giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quấy rối người tiêu
dùng thông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ
02 lần trở lên hoặc có hành vi khác gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh
hoạt bình thường của người tiêu dùng.

3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ép buộc người tiêu
dùng thông qua việc thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các biện pháp khác gây thiệt hại
đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của người tiêu
dùng;
b) Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên
tai, dịch bệnh để ép buộc giao dịch.

4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện hoạt động xúc
tiến thương mại, đề nghị giao dịch trực tiếp với đối tượng là người không có
năng lực hành vi dân sự hoặc người mất năng lực hành vi dân sự.
5. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ yêu cầu người tiêu
dùng thanh toán hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp mà không có thỏa thuận trước
với người tiêu dùng.

6. Người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lợi dụng việc bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân khác.

7. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lợi dụng hoàn cảnh khó
khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để cung cấp hàng
hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng.

8. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất
lượng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng.
Điều 11. Xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1. Cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tùy
theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy
cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của
pháp luật.

2. Tổ chức vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tùy
theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt
hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ
luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường
theo quy định của pháp luật.

4. Chính phủ quy định chi tiết việc xử phạt vi phạm hành chính trong bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Bài tuyên truyền về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn xã Nga Thái

Đăng lúc: 29/04/2022 15:55:03 (GMT+7)

ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ NGA THÁI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về công tác bảo vệ quyền lợi tiêu dùng trên địa bàn xã Nga Thái

Kính thưa: Cán bộ và nhân dân toàn xã!

Hiện nay, kinh tế thị trường ngày càng phát triển, hàng hóa được lưu thông và trao đổi mạnh mẽ, bên cạnh các loại hàng hóa có thương hiệu, đạt chất lượng thì vẫn còn tiểm ẩn những hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm…những loại hàng này thường có giá rẻ và do một số tiểu thương hám lợi nên đã trà trộn để bán lẫn với những mặt hàng tốt nhằm đánh lừa người tiêu dùng. Nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội. Hệ lụy tiêu cực mà nó mang lại cho xã hội là không nhỏ như ảnh hưởng đến sức khỏe, tài chính của người tiêu dùng, làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng đến tính minh bạch của thị trường hàng hóa, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất, kinh doanh chân chính.

Nhằm xây dựng và duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo
quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng và nhà sản xuất, kinh doanh. Nâng cao ý thức trong nhân dân để người kinh doanh và người tiêu dùng nhận thức đầy đủ các tác hại và hậu quả của việc sử dụng hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng kém chất lượng. Đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh phải nhập hàng có đầy đủ hoá đơn chứng từ, nguồn gốc rõ ràng, hàng hoá đầy đủ tem nhãn, đảm bảo chất lượng, còn hạn sử dụng .v.v. Kiên quyết không kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ; tích cực thông tin, phối hợp với cơ quan chức năng phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm trong kinh doanh. Đối với người tiêu dùng cần nâng cao tinh thần cảnh giác khi mua hàng, tạo thói quen mua hàng có tem, nhãn đầy đủ, xem hạn sử dụng, mua hàng lấy hoá đơn và phải nhận thức rõ nhiệm vụ của mình trong việc chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc.

Sau đây, UBND xã Nga Thái xin trích đọc một số Điều cơ bản của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Năm 2010 như sau:

.Điều 8. Quyền của người tiêu dùng

1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp
pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.

2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất
xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch
và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử
dụng.
3. Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc
không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với
tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

4. Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá
cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và
nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

5. Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng.

6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả
hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công
bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.

7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để
bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của
pháp luật có liên quan.

8. Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.
Điều 9. Nghĩa vụ của người tiêu dùng

1. Kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần
phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe
của mình và của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng
hàng hóa, dịch vụ.

2. Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát
hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người
tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm
đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

Điều 10. Các hành vi bị cấm

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm
lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp
thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về một trong các nội dung sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
cung cấp;

b) Uy tín, khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của
tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;

c) Nội dung, đặc điểm giao dịch giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quấy rối người tiêu
dùng thông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ
02 lần trở lên hoặc có hành vi khác gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh
hoạt bình thường của người tiêu dùng.

3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ép buộc người tiêu
dùng thông qua việc thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các biện pháp khác gây thiệt hại
đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của người tiêu
dùng;
b) Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên
tai, dịch bệnh để ép buộc giao dịch.

4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện hoạt động xúc
tiến thương mại, đề nghị giao dịch trực tiếp với đối tượng là người không có
năng lực hành vi dân sự hoặc người mất năng lực hành vi dân sự.
5. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ yêu cầu người tiêu
dùng thanh toán hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp mà không có thỏa thuận trước
với người tiêu dùng.

6. Người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lợi dụng việc bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân khác.

7. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lợi dụng hoàn cảnh khó
khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để cung cấp hàng
hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng.

8. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất
lượng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng.
Điều 11. Xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1. Cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tùy
theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy
cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của
pháp luật.

2. Tổ chức vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tùy
theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt
hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ
luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường
theo quy định của pháp luật.

4. Chính phủ quy định chi tiết việc xử phạt vi phạm hành chính trong bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng.