Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
329905

Khuyến cáo về phòng chống tai nạn đuối nước

Ngày 17/05/2022 08:41:01

KHUYẾN CÁO VỀ PHÒNG CHỐNG TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC

Một năm học đã khép lại và kỳ nghỉ hè lại mở ra. Dẹp lại một năm học vất vả với bộn bề sách vở thời gian này các em được gia đình cho đi du lịch, vui chơi, nghỉ mát. Khắp nơi trẻ em cũng sẽ tự rủ nhau đi tắm mát ở sông, suối, ao, hồ... do đó nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước là rất cao. Mỗi khi mùa hè đến, lo lắng về đuối nước luôn thường trực và có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào. Đặc biệt có nhiều vụ là gây tử vong cho nhiều trẻ em, anh em trong một gia đình, gây hậu quả thương tâm và tâm lý hoang mang, lo lắng trong quần chúng nhân dân.

Đuối nước không chỉ xảy ra ở sông, suối, ao hồ,... mà còn có thể xảy ra ở ngay tại nhà, nơi làm việc, nhà trường, nhà trẻ… Vì thếcác bậc phụ huynh, thầy cô giáo, mọi người hiểu biết cách phòng, tránh và kĩ năng xử trí tai nạn đuối nước là rất cần thiết.

Thực hiện chỉ đạo của UBND Huyện Nga sơn về phòng, chống tai nạn đuối nước trong cộng đồng và đảm bảo an toàn cho trẻ em, UBND xã Nga Thái khuyến cáo một số nội dung sau:

1. Đối với trẻ nhỏ:

- Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên và không được rời mắt để làm công việc khác như đọc sách, tán chuyện gẫu, chơi bài…

- Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải có (như vùng phải tích trữ nước ngọt để dùng) nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được.

- Nhà khá giả có hồ bơi nên rào kín xung quanh và cửa có khóa để trẻ em không mở cửa được, có hệ thống báo động khi trẻ em vào.

- Nên cho trẻ tập bơi sớm (trên 4 tuổi).

2. Đối với học sinh:

- Không được phép bơi khi chưa xin phép bố mẹ.

- Không chơi những nơi gần sông, hồ… khi không có người lớn.

3. Đối với các hộ gia đình:

Chủ động phòng ngừa bằng các biện pháp như làm rào chắn khi nhà có ao gần nhà Cũng như biển cảnh báo khu vực nước sâu ở các đầm, hồ gia đình đấu thầu canh tác. Nhằm giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước tại địa phương.

4. Nguyên tắc an toàn khi bơi

- Khi đi bơi không nhảy cắm đầu ở những nơi không có chỉ dẫn.

- Không tắm, bơi ở những nơi có nước sâu, chảy xiết, xoáy và không có người lớn biết bơi.

- Không bơi khi trời đã tối, có sấm chớp, mưa.

- Tuyệt đối tuân theo các bảng chỉ dẫn nguy hiểm.

- Phải khởi động trước khi xuống nước.

- Không ăn uống khi bơi để tránh sặc nước.

- Không dùng các phao bơm hơi.

- Không đi tắm bơi lội ở ao, hồ một mình mà không có người lớn biết bơi đi kèm.

5. Nguyên tắc cấp cứu tại chỗ:

Nguyên tắc này cần khẩn trương, đúng phương pháp với mục đích cấp cứu là giải phóng đường thở và cung cấp oxy cho nạn nhân. Do vậy việc làm đầu tiên cần đưa nạn nhân ra khỏi nước:

- Nếu nạn nhân còn tỉnh giãy giụa dưới nước ta cần khẩn trương tìm cách đưa họ nên bờ. Nếu không biết bơi ta phải tìm khúc gỗ, phao… ném xuống cho họ bám vào để lên bờ hoặc chạy ngay đi tìm người lớn đến cứu.

- Tuyệt đối không nhảy xuống nước nếu không biết bơi. Vì nạn nhân lúc này trong tình trạng hoảng loạn, dễ níu chặt lấy bất cứ thứ gì với được, kể cả người cứu nạn. Khi cấp cứu nạn nhân ngay ở dưới nước cần phải nâng đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước, có động tác để giúp cho nạn nhân trấn tĩnh và thở.

- Đặt nạn nhân nằm chỗ thoáng khí.

- Nếu nạn nhân bất tỉnh, kiểm tra xem còn thở không bằng cách quan sát chuyển động của lồng ngực:

+ Nếu lồng ngực không chuyển động tức là nạn nhân ngưng thở, hãy thổi ngạt miệng qua miệng. Sau đó kiểm tra mạch cổ, mạch bẹn xem có đập không; nếu không bắt được mạch tức là nạn nhân đã ngừng tim, phải ấn tim ngoài lồng ngực ở nửa dưới xương ức. Phối hợp ấn tim và thổi ngạt liên tục trên đường chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế.

+ Nếu nạn nhân còn thở được, hãy đặt nạn nhân nằm nghiêng một bên để chất nôn dễ thoát ra.

- Cởi bỏ quần áo ướt, giữ ấm bằng cách đắp lên người nạn nhân tấm khăn khô.

- Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế ngay cả khi nạn nhân có vẻ bình thường hoặc đã hồi phục hoàn toàn sau sơ cứu vì nguy cơ khó thở thứ phát có thể xảy ra vài giờ sau khi ngạt nước…

* Khi xảy ra sự cố, tai nạn, tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho mọi người xung quanh biết, gọi điện cho chính quyền xã hoặc Công an xã Nga Thái để kịp thời giúp đỡ.

Khuyến cáo về phòng chống tai nạn đuối nước

Đăng lúc: 17/05/2022 08:41:01 (GMT+7)

KHUYẾN CÁO VỀ PHÒNG CHỐNG TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC

Một năm học đã khép lại và kỳ nghỉ hè lại mở ra. Dẹp lại một năm học vất vả với bộn bề sách vở thời gian này các em được gia đình cho đi du lịch, vui chơi, nghỉ mát. Khắp nơi trẻ em cũng sẽ tự rủ nhau đi tắm mát ở sông, suối, ao, hồ... do đó nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước là rất cao. Mỗi khi mùa hè đến, lo lắng về đuối nước luôn thường trực và có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào. Đặc biệt có nhiều vụ là gây tử vong cho nhiều trẻ em, anh em trong một gia đình, gây hậu quả thương tâm và tâm lý hoang mang, lo lắng trong quần chúng nhân dân.

Đuối nước không chỉ xảy ra ở sông, suối, ao hồ,... mà còn có thể xảy ra ở ngay tại nhà, nơi làm việc, nhà trường, nhà trẻ… Vì thếcác bậc phụ huynh, thầy cô giáo, mọi người hiểu biết cách phòng, tránh và kĩ năng xử trí tai nạn đuối nước là rất cần thiết.

Thực hiện chỉ đạo của UBND Huyện Nga sơn về phòng, chống tai nạn đuối nước trong cộng đồng và đảm bảo an toàn cho trẻ em, UBND xã Nga Thái khuyến cáo một số nội dung sau:

1. Đối với trẻ nhỏ:

- Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên và không được rời mắt để làm công việc khác như đọc sách, tán chuyện gẫu, chơi bài…

- Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải có (như vùng phải tích trữ nước ngọt để dùng) nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được.

- Nhà khá giả có hồ bơi nên rào kín xung quanh và cửa có khóa để trẻ em không mở cửa được, có hệ thống báo động khi trẻ em vào.

- Nên cho trẻ tập bơi sớm (trên 4 tuổi).

2. Đối với học sinh:

- Không được phép bơi khi chưa xin phép bố mẹ.

- Không chơi những nơi gần sông, hồ… khi không có người lớn.

3. Đối với các hộ gia đình:

Chủ động phòng ngừa bằng các biện pháp như làm rào chắn khi nhà có ao gần nhà Cũng như biển cảnh báo khu vực nước sâu ở các đầm, hồ gia đình đấu thầu canh tác. Nhằm giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước tại địa phương.

4. Nguyên tắc an toàn khi bơi

- Khi đi bơi không nhảy cắm đầu ở những nơi không có chỉ dẫn.

- Không tắm, bơi ở những nơi có nước sâu, chảy xiết, xoáy và không có người lớn biết bơi.

- Không bơi khi trời đã tối, có sấm chớp, mưa.

- Tuyệt đối tuân theo các bảng chỉ dẫn nguy hiểm.

- Phải khởi động trước khi xuống nước.

- Không ăn uống khi bơi để tránh sặc nước.

- Không dùng các phao bơm hơi.

- Không đi tắm bơi lội ở ao, hồ một mình mà không có người lớn biết bơi đi kèm.

5. Nguyên tắc cấp cứu tại chỗ:

Nguyên tắc này cần khẩn trương, đúng phương pháp với mục đích cấp cứu là giải phóng đường thở và cung cấp oxy cho nạn nhân. Do vậy việc làm đầu tiên cần đưa nạn nhân ra khỏi nước:

- Nếu nạn nhân còn tỉnh giãy giụa dưới nước ta cần khẩn trương tìm cách đưa họ nên bờ. Nếu không biết bơi ta phải tìm khúc gỗ, phao… ném xuống cho họ bám vào để lên bờ hoặc chạy ngay đi tìm người lớn đến cứu.

- Tuyệt đối không nhảy xuống nước nếu không biết bơi. Vì nạn nhân lúc này trong tình trạng hoảng loạn, dễ níu chặt lấy bất cứ thứ gì với được, kể cả người cứu nạn. Khi cấp cứu nạn nhân ngay ở dưới nước cần phải nâng đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước, có động tác để giúp cho nạn nhân trấn tĩnh và thở.

- Đặt nạn nhân nằm chỗ thoáng khí.

- Nếu nạn nhân bất tỉnh, kiểm tra xem còn thở không bằng cách quan sát chuyển động của lồng ngực:

+ Nếu lồng ngực không chuyển động tức là nạn nhân ngưng thở, hãy thổi ngạt miệng qua miệng. Sau đó kiểm tra mạch cổ, mạch bẹn xem có đập không; nếu không bắt được mạch tức là nạn nhân đã ngừng tim, phải ấn tim ngoài lồng ngực ở nửa dưới xương ức. Phối hợp ấn tim và thổi ngạt liên tục trên đường chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế.

+ Nếu nạn nhân còn thở được, hãy đặt nạn nhân nằm nghiêng một bên để chất nôn dễ thoát ra.

- Cởi bỏ quần áo ướt, giữ ấm bằng cách đắp lên người nạn nhân tấm khăn khô.

- Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế ngay cả khi nạn nhân có vẻ bình thường hoặc đã hồi phục hoàn toàn sau sơ cứu vì nguy cơ khó thở thứ phát có thể xảy ra vài giờ sau khi ngạt nước…

* Khi xảy ra sự cố, tai nạn, tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho mọi người xung quanh biết, gọi điện cho chính quyền xã hoặc Công an xã Nga Thái để kịp thời giúp đỡ.